Tranh luận đương đại Thuyết tương đối văn hóa

Những tranh luận về Nhân quyền không chủ dừng lại ở giá trị của thuyết tương đối văn hóa, hay những nghi vấn về việc những quyền này trở nên toàn cầu. Điều nay buộc các nhà nhân chủng học phải đối mặt với câu hỏi liệu nghiên cứu về nhân chủng học có liên quan đến phi nhân chủng hay không. Mặc dù Stweward và Barnett dường như nghĩ rằng nhân chủng học chỉ nên hạn chế ở mức độ nghiên cứu đơn thuần, những người trong và ngoài cuộc vẫn tiếp tục tranh cãi về cách mà phi nhân chủng học sử dụng các nguyên tắc với này với cộng đồng thiểu số hay trong quan hệ quốc tế (có thể thấy qua những ví dụ về sự tranh luận này qua cuộc phỏng vấn về thuyết tương đối văn hóa và nhân quyền).

Nhà khoa học chính trị Alison Dundes Renteln gần đây đã lập luận rằng hầu hết các cuộc tranh luận về chủ nghĩa tương đối về đạo đức hiểu lầm về tầm quan trọng của thuyết tương đối văn hóa.[18] Hầu hết các nhà triết học hiểu các nguyên tắc của Benedictine-Herskovitz về thuyết tương đối văn hóa có nghĩa là những quyền lợi là đúng và tốt cho một cá nhân hay một xã hội thì không đúng và tốt với những cá nhân hay xã hội khác, kể cả trong những trường hợp tương đồng thì những điều được tin tưởng là đúng và tốt với người này đã đúng và tốt với người khác.[19]

Mặc dù học thuyết này chỉ rõ những ví dụ mà các nhà nhân chủng học đã sử dụng trong xây dựng thuyết tương đối văn hóa, nhưng Renteln lại tin rằng nó thiếu đi tính tinh thần của nguyên tắc. Theo đó, bà ủng hộ một học thuyết khác: "có hoặc có thể có những giá trị được đánh giá là đúng, đó là, một cách khách quan chính đáng, sự độc lập của những nền văn hóa cụ thể."[20]

Renteln chỉ trích rằng các triết gia đã bỏ qua phương pháp tự nghiên cứu và chức năng đánh giá của thuyết tương đối văn hóa. Quan điểm chính của bà là để hiểu được nguyên tắc của thuyết văn hóa tương đối, cần nhận thức sự mở rộng ra tới những vấn đề dựa trên sự dung nạp văn hóa: "ý tưởng đó là khi mọi người một cách vô thức tiếp thu các loại và chuẩn mực văn hóa của chính họ". Quan điểm này đã gợi lại những tranh luận về nền văn hóa ban đầu đã dẫn Boas phát triển các nguyên tắc, được cho rằng những ứng dụng của thuyết tương đối văn hóa trong tranh luận về quyền và đạo đức là không thỏa đáng nhưng mang tính thủ tục.

Đó là, nó không yêu cầu những người theo thuyết tương đối phải hy sinh giá trị của họ nhưng lại yêu cầu bất kì ai phải tham gia vào việc cân nhắc quyền và đạo đức phản ánh sự dung nạp văn Các nhà phê bình vẫn khẳng định rằng không có lý do gì để loại bỏ các học thuyết tương đối.[21] Nhưng những người theo học thuyết tương đối thừa nhận rằng đánh giá dựa trên tiêu chuẩn vị chủng của riêng mình và cũng nhận ra rằng sự lên án cũng là một hình thức của chủ nghĩa văn hóa đế quốc.

Vì thế Renteln liên hệ rằng các nhà nhân chủng học giống như các nhà khoa học (những người mà Steward và Barnett cảm thấy không có lý do gì để tranh luận về quyền và đạo đức) và như từng cá nhân riêng biệt (người có mọi quyền để đánh giá giá trị). Cá nhân có quyền, nhưng những nhà khoa học yêu cầu từng các nhân thừa nhận rằng những đánh giá này không hiển nhiên với toàn cầu, cũng không hoàn toàn cá nhân (và mang phong cách riêng), và hơn hết là bắt nguồn từ mối quan hệ với văn hóa cá nhân.